Tài liệu học tập

TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU MÔN: LAO ĐỘNG NHÀ BÁO

 

 1.     Luật báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội , 2004.

–         Điều 11: Cơ quan báo chí

–         Điều 12: Cơ quan chủ quản báo chí

–         Điều 13: Người đứng đầu cơ quan báo chí

–         Điều 14: Nhà báo

–         Điều 15: Quyền và nghĩa vụ của nhà báo

–         Điều 18: Điều kiện hoạt động của báo chí

  1. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2005, Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội

–         Chương VII: Lao động sáng tạo trong báo chí

  1. Hữu Thọ, 1988, Công việc của người viết báo, Nxb Tuyên huấn, Hà Nội

–         Mấy tình huống thu thập thông tin

–         Điều tra và phân tích sự kiện

  1. Hữu Thọ, 1997, Nghĩ về nghề báo, Nxb Giáo dục, Hà Nội

–         Quan sát của phóng viên

–         Một bài báo, một qui trình

  1. Tạ Ngọc Tấn, 1999, Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nxb Văn hoá- Thông tin, Hà Nội

–         Nhà báo và năng lực nghề nghiệp

  1. The Missouri Group, 2007, Nhà báo hiện đại, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
  2. 7.     Samy Cohen, 2003, Nghệ thuật phỏng vấn các nhà lãnh đạo, Nxb Thông tấn, Hà Nội
  3. 8.     Makxim Kuznhesop, 2003, Cách điều khiển cuộc phỏng vấn, Nxb Thông tấn, Hà Nội
  4. 9.     Maria Lukina, 2004, Công nghệ phỏng vấn, Nxb Thông tấn, Hà Nội
  5. 10.                        Sally Adám & Wynford Hicks, 2007, Kỹ năng phỏng vấn dành cho các nhà báo, Nxb. Thông tấn, Hà Nội.
  6. 11.                        Grabennhicôp, 2003, Báo chí trong kinh tế thị trường, NXB Thông tấn, Hà Nội.

12. Nguyễn Ngọc Oanh, 2009, Kỹ năng làm báo cho trẻ em hiện nay, Luận án tiến sỹ truyền thông đại chúng.

13. A.A. Chertưchơnưi, 2004, Báo chí Điều tra, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

  1. 14.                        G.V. Lazutina, 2003, Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
  2. 15.                        Khoa Báo chí- Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, 1998, Nhà báo- Bí quyết kỹ năng- nghề nghiệp, Nxb Lao Động, Hà Nội do PTS. Nguyễn Văn Dững và PTS Hoàng Anh dịch.

16. Helen Sissongs, 2008, Practical Juornalism, SAGE Publication.

17. Trần Quang Hải, 2008, Chi tiết trong tác phẩm  báo chí, Luận án tiến sỹ truyền thông đại chúng.

18. Nguyễn Quang Hoà, 2009, Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thư ký toà soạn trong cơ quan báo chí, Luận án tiến sỹ truyền thông đại chúng.

19. Victoria Mc Cullough Carroll, 2008, Thời sự truyền hình, Tài liệu tham khảo do Bùi Chí Trung dịch.

  1. 20.  Lê Thị Nhã, Luận án tiến sỹ báo chí, Phỏng vấn trên báo in, Bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền (21/7/2010)
  2. 21.  Nguyễn Thị Trường Giang, Luận án tiến sỹ báo chi, Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam hiện nay, Bảo vệ tại học viện Báo chí và Tuyên truyền (21/7/2010).

22. Hội đồng Anh- TTXVN, Cẩm nang MediaNet- Cơ hội nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng báo chí cho các phóng viên và nhà báo trẻ.

23. Bộ Thông tin và Truyền thông- Đại sứ quán Thuỵ Điển tại Việt Nam, 2009, Tổ chức toà soạn đa phương tiện,

24. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2009, Sử dụng báo chí để dạy báo chí

25. Tạp chí Người làm báo, Hội Nhà báo Việt Nam

26. Tạp chí Nghề báo, Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh

27. Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

28. Các trang Web. liên quan đến báo chí

  1. 29.  Lê Thị Nhã, 2011, Lao động nhà báo, Nxb.Chính trị- Hành chính, Hà Nội.
  2. 30.  Trần Thu Nga,( Luận án tiến sỹ báo chí) Đầu đề tác phẩm báo in, Bảo vệ năm 2007 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

31. PGS.TS. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb. Lao động.

32. Tony Harcup, 2008, Journalism- Principale and Practices, Nxb. SAGE

33. Qui chế phỏng vấn trên báo chí

34. Qui chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

35. Qui chế hoạt động nghiệp vụ của phóng viên trong các đại hội, hội nghị và các buổi lễ

36. Nguyễn Quang Hòa (2002), Phóng viên và tòa soạn, Nxb. Văn hóa- Thông tin, Hà Nội.

37. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học báo chí, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ

 

  1. 1.     E.P. Prôkhôrôp (2004), Cơ sở lý luận của báo chí, Nxb. Thông tấn, Hà Nội.
  2. 2.     Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
  3. 3.     Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Bao chí và Tuyên truyền (2005), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội.
  4. 4.     Tạ Ngọc Tấn (chủ biên)(1995), Hồ Chí Minh về vấn đề báo chí,
  5. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí, đặc tính chung và phong cách, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
  6. 6.     Hoàng Đình Cúc và Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội.
  7. V.V.Vôrôsilốp (2004), Nghiệp vụ báo chí lý luận và thực tiễn, Nxb. Thông tấn, Hà Nội (Lê Tâm Hằng, Trần Phú Thuyết dịch).
  8. X.A. Mikhailốp (2004), Báo chí hiện đại nước ngoài: Những qui tắc và nghịch lý, Nxb. Thông tấn, Hà Nội (Đào Tấn Anh dịch).
  9. 9.     Hội Nhà báo Việt Nam (1998), Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo.
  10. 10.  Phan Quang (2001), Về diện mạo báo chí Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Phan Quang (2005), Nghề báo nghiệp văn, Nxb. Thông tấn, Hà Nội.

12. Hữu Thọ (1997),  Nghĩ về nghề báo, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

13. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nxb. Văn hoá- Thông tin, Hà Nội.

14. Grabennhicốp (2003), Báo chí trong kinh tế thị trường, Nxb. Thông tấn, Hà Nội.

15. Học viện Báo chí và Tuyên truyền và FES ( 2008), Báo chí và Truyền thông đại chúng- đào tạo và bồi dưỡng trong quá trình hội nhập, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội.

  1. 16.  Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

17. PGS.TS. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb Lao Động, Hà Nội

  1. 18.  TS. Nguyễn Thế Kỷ (2012), Công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội.
  2. 19.            TS. Đỗ Chí Nghĩa (2012), Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. TS. Lê Minh Toàn (chủ biên)(2009), Quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. PGS.TS. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb. Lao Động, Hà Nội.

22. Nguyễn Văn Hà (2011), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Báo chí – Tổ chức họp báo

1. Đối tượng

Cơ quan, tổ chức, công dân ở địa phương.

2. Hồ sơ thủ tục

1. Văn bản đăng ký tổ chức họp báo nêu rõ mục đích, yêu cầu, chương trình nội dung cuộc họp báo, thời gian, địa điểm họp báo;

2. Bản sao có chứng thực sao y Quyết định thành lập hoặc giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan, tổ chức (trong đó có quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức).

Hồ sơ đăng ký tổ chức họp báo gởi Sở Thông tin và Truyền thông trước giờ họp báo chậm nhất là hai mươi tư (24) tiếng đồng hồ.

3. Thực hiện theo văn bản

 – Luật Báo chí ngày 28/12/1989, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999.

– Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ.

4. Địa điểm nộp hồ sơ và thời hạn giải quyết 

Hồ sơ nộp tại Phòng Báo chí Xuất bản – Sở Thông tin và Truyền thông, địa chỉ, điện thoại:

Sở Thông tin và Truyền thông trả lời bằng văn bản chậm nhất là sáu (6) tiếng đồng hồ trước giờ cơ quan, tổ chức đăng ký họp báo.

Họp báo (Tài liệu đọc thêm)

 Các cuộc họp báo giúp các hãng truyền thông và công chúng cùng với một hoặc một số quan chức chính phủ gặp gỡ trong một phiên hỏi đáp, thường ở một địa điểm do quan chức chính phủ lựa chọn. Họp báo cho công dân cơ hội – qua báo chí – được chất vấn quan chức chính phủ và cho quan chức chính phủ đưa đến cho công chúng thông điệp của họ cũng qua phương tiện truyền thông.

“Tổ chức họp báo thường xuyên là mở cái van xả cho hơi ra bớt”, David Beckwith, cựu phát ngôn viên của Phó Tổng thống nói như vậy. Ông nói điều này có nghĩa là cùng với thời gian áp lực tăng lên trong giới phóng viên, họ có nhiều câu hỏi cần được trả lời, và áp lực ấy được giải tỏa khi có họp báo.
Beckwith nói: “Họp báo rất có ích khi bạn có điều cần thông báo hay cần nói. Hãy nghĩ tại sao ta làm việc này và kết quả là gì”.

Trước khi họp báo

Bước đầu tiên để tổ chức họp báo là phải đảm bảo rằng có tin. Đối với người đứng đầu một đất nước, chuyện này ít khi thành vấn đề. Nhưng đối với thủ trưởng một cơ quan nhỏ của chính phủ, thu hút được báo giới có thể khó hơn. Phóng viên không ưa dùng thời gian vào những việc mà họ không cho là sự kiện trong khi họ có tin tức khác đang mời gọi. Trong các bước tổ chức họp báo cần:

* Xác định chủ đề của buổi họp báo và xem có gì cần đưa tin không.
* Xác định xem họp báo có thật sự cần thiết không, hoặc phóng viên có viết được chính xác, với đầy đủ dẫn chứng, số liệu cùng trao đổi kiểm chứng bằng điện thoại trước khi công bố không.

* Quyết định xem vị quan chức chính phủ kia sẽ nói gì trong lời khai mạc.
* Viết sẵn những ý chính của bài phát biểu khai mạc cho vị quan chức. Cũng như trong phỏng vấn, chỉ tập trung vào ba ý chính. Nhiều hơn thế là không cần thiết.
* Xác định những câu hỏi có thể được hỏi và những câu trả lời thích hợp. Những câu này phải rộng hơn chủ đề của cuộc họp báo, vì phóng viên có thể hỏi những vấn đề khác nữa. Một số cơ quan báo chí lưu danh mục các chủ đề trên vi tính và thường xuyên cập nhật, như vậy không phải viết mới mỗi lần họp báo.
* Tổ chức diễn thử họp báo trước ngày họp báo chính thức, nhất là khi vị quan chức kia không cảm thấy thoải mái trả lời câu hỏi. Đề nghị nhân viên văn phòng báo chí đóng giả phóng viên để hỏi các câu hỏi. Việc này cho phép cả vị quan chức và văn phòng báo chí biết được sơ hở trong khi trả lời.

* Chọn ngày cho họp báo một cách cẩn thận. Kiểm tra sự kiện này trong cả lịch trình dài hạn của các cơ quan chính phủ để đảm bảo không có mâu thuẫn với các sự kiện thông tin khác ngày hôm đó.

* Chọn giờ cho họp báo. Giữa buổi sáng hoặc đầu giờ chiều thường là thích hợp nhất cho việc này.

* Chọn địa điểm tiện lợi và có đủ phương tiện kỹ thuật cho truyền thông. Địa điểm trông phải hấp dẫn và làm tăng hiệu quả của thông điệp. Ví dụ, nếu chủ đề họp báo là lĩnh vực nông nghiệp, nên chọn một nông trại. Nếu chủ đề là giáo dục, thì thư viện một trường là địa điểm thích hơp.

* Xác định xem có sử dụng phương tiện nghe nhìn không. Có phương tiện hỗ trợ hình ảnh như sơ đồ lớn để quan chức có thể trình bày trong cuộc họp báo hay không? Đặt những phương tiện này gần với người trình bày để sau này chúng xuất hiện trên phương tiện truyền thông. Những minh họa trực quan cũng cần được in ra và cho vào cặp tài liệu họp báo để phóng viên có thể tham khảo khi viết bài và in báo hay truyền thanh.

* Quyết định xem ai, nếu có, sẽ giới thiệu vị quan chức chính phủ tại cuộc họp báo và tuyên bố kết thúc.

* Thông báo cho báo giới. Ngoài những phóng viên thường xuyên viết về vị quan chức này, bạn có thể mở rộng danh sách phóng viên, tùy thuộc chủ đề. Ví dụ, nếu nội dung họp báo về môi trường, bạn nên thông báo cả cho những phóng viên về môi trường.

* Gọi điện cho phóng viên một hoặc hai ngày trước sự kiện để nhắc họ. Nên tìm hiểu xem ai sẽ đến, ai không đến để sắp xếp phòng họp phù hợp.

* Lên lịch thông báo về cuộc họp báo.

* Gửi fax hoặc thư điện tử cho báo chí ở xa, có quan tâm nhưng không thể đến dự họp báo.

* Dự trù đủ thời gian để viết tin, in ấn, tập hợp và vận chuyển tư liệu liên quan, như túi tài liệu, trang thông tin/số liệu, thông cáo báo chí, tiểu sử và tranh ảnh.
* Xác định xem báo giới có cần phải được kiểm tra giấy tờ hay không. Điều này có nghĩa là chỉ một số phóng viên nhất định có giấy mời.

* Đáp ứng các nhu cầu về phương tiện kỹ thuật cho báo giới. Bố trí chiếu sáng, nguồn điện đặc biệt, phiên dịch, thiết bị nghe có nhiều đầu ra. Đảm bảo chắc chắn các thiết bị cần dùng sẽ hoạt động tốt.

* Phân công cán bộ trông nom hậu cần cho cuộc họp. Vào ngày họp báo, người đó phải có mặt tại địa điểm từ sớm và phải sẵn sàng giải quyết những vấn đề không lường trước, ví dụ như tiếng ồn bên ngoài, thời tiết xấu nếu đây là cuộc họp báo ngoài trời.

Nếu địa điểm họp báo ở ngoài văn phòng

* Xác định xem bạn có cần phòng tiếp khách để đón quan chức chính phủ đó không.
* Cần có đủ diện tích để đáp ứng nhu cầu kỹ thuật của phóng viên.
* Phải có đủ tên, số điện thoại, điện thoại di động của những cán bộ chủ chốt tại địa điểm, như đội trưởng an ninh, đội trưởng bảo dưỡng kỹ thuật và nhân viên quan hệ công chúng.

Mặc dù ở nơi khác bạn là khách, tại sân nhà bạn là chủ nhà chịu trách nhiệm cho mọi mặt của sự kiện. Mọi trục trặc có thể xảy ra. Ví dụ, một quan chức chính phủ đi mất hàng giờ để đến trao thiết bị cho một bệnh viện. Ông ta và thư ký báo chí của ông đều biết sẽ trả lời câu hỏi của phóng viên sau lễ trao tặng, nhưng họ quên không thu xếp một chỗ cho tình tiết này. Vị quan chức này tổ chức họp báo với 15 phóng viên tại sảnh của bệnh viện, với một ban nhạc nhà trường chơi rất ầm ĩ làm phóng viên chẳng nghe được gì, còn địa điểm thì quá chật chội không đủ chỗ cho phóng viên truyền hình thu hình.

Ít nhất trước sự kiện này một tuần, người phát ngôn lẽ ra phải yêu cầu bệnh viện dành cho một phòng để họp báo, thông báo cho giới truyền thông biết địa điểm và thời gian, và cùng trợ lý báo chí đến tận nơi thị sát trước – thậm chí trước một giờ. Trái lại, vì không làm được như vậy nên các phóng viên hoàn toàn thất vọng còn vị quan chức chính phủ kia lỡ cơ hội lên tin.

Trong khi họp báo

* Nên có bảng đăng ký phóng viên và khách mời để bạn biết ai có mặt.
* Ngay từ đầu cuộc họp, cho phóng viên biết diễn giả có bao nhiêu thời gian, và chuẩn bị tinh thần cắt bớt câu hỏi.

* Đảm bảo họp báo và các phát biểu ngắn gọn. Báo chí ưa quan chức nói ngắn và sẵn sàng trả lời câu hỏi hơn là người diến thuyết hàng nửa giờ.

* Dành thời gian cho câu hỏi.

* Ghi âm lại những nhận xét của quan chức chính phủ để chuyển thành văn bản lưu trữ.

* Giải đáp những câu hỏi chưa được trả lời. Nếu vị quan chức chính phủ chưa trả lời được ngay, nên thú nhận là mình chưa trả lời được và nhớ thực hiện lời hứa trả lời vào cuối ngày.

Sau khi họp báo

* Đưa ngay tư liệu của cuộc họp báo lên trang Web để quảng bá.
* Gửi tài liệu hội nghị được phát và bản viết tay cho bất kỳ ai có quan tâm mà không đến dự được.

* Thực hiện mọi lời hứa bổ sung thông tin hoặc trả lời đúng hẹn những câu hỏi còn chưa được trả lời.

* Kiểm điểm lại tất cả các bước đã thực hiện và ghi chép rút kinh nghiệm cho lần họp báo sau.

LỊCH BIỂU HỌP BÁO VÀ DANH SÁCH PHÓNG VIÊN

Bây giờ khi bạn có thể nhanh chóng phản ứng trước các tin tức mới và mời giới truyền thông khi có chuyện để nói, hãy duy trì một danh sách cập nhật các địa chỉ liên hệ với giới truyền thông.

* Lên danh sách tên các phóng viên, cơ quan của họ, lĩnh vực quan tâm, địa chỉ làm việc và nhà riêng, số điện thoại di động, fax và địa chỉ thư điện tử. Cũng nên lập danh sách riêng các phóng viên theo lĩnh vực chuyên môn và theo khu vực địa lý.

* Đảm bảo rằng các danh sách này được cập nhật.

* Biết cách thức mỗi phóng viên muốn nhận tin – bằng fax, điện thoại, thư điện tử.
* Biết thời hạn đưa tin của mỗi phóng viên và không gọi điện thoại trong thời gian đưa tin.

* Tìm xem ai trong giới truyền thông quyết định tin tức nào sẽ được đăng và vào thời điểm nào trong ngày, trong tuần hoặc tháng quyết định đăng tin được đưa ra. Tìm hiểu xem một hãng truyền thông muốn được thông báo trước trong bao lâu trước khi diễn ra một sự kiện.

Kế hoạch Tổ chức họp báo

 I. MỤC ĐÍCH HỌP BÁO:

– Cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế về mục đích, ý nghĩa, nội dung của Hội thảo…

– Định hướng cho báo chí tuyên truyền sâu về…

II. THỜI GIAN TỔ CHỨC VÀ THÀNH PHẦN HỌP BÁO:

1. Thời gian tổ chức: giờ, ngày tháng năm

2. Địa điểm: Tại…

3. Thành phần:

– Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Hội thảo và các Tiểu ban chuyên môn.

– Mời… phóng viên báo, đài Trung ương, Hà Nội, một số địa phương và phóng viên các hãng thông tấn quốc tế (có danh sách kèm theo).

III. CHỦ TRÌ HỌP BÁO:

Danh sách ban chỉ đạo Hội thảo… khoảng 3-4 người

IV. CHƯƠNG TRÌNH :

* Từ …đến …: Đón đại biểu và khách mời.

* Từ … đến …: Họp báo với các nội dung sau:

1. Uỷ viên Ban Tổ chức Hội thảo: Tuyên bố lý do; giới thiệu đại biểu; giới thiệu chủ trì cuộc Họp báo và chương trình cuộc Họp báo

2. Phó Ban chỉ đạo Hội thảo, Trưởng ban Tổ chức Hội thảo: Báo cáo tóm tắt những nội dung của Hội thảo.

3. Phóng viên hỏi và chủ tọa giải đáp các câu hỏi của phóng viên về Hội thảo.

4. Trưởng ban chỉ đạo Hội thảo phát biểu định hướng tuyên truyền và kết luận buổi Họp báo.

V. TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỌP BÁO:

1. Thông cáo Báo chí: Tiểu ban Tuyên truyền dự thảo, tiếp thu ý kiến Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, hoàn chỉnh, in ấn, phát hành.

2. Danh mục các báo cáo tham luận: Tiểu ban Nội dung chuẩn bị, chuyển Tiểu ban Tuyên truyền, in ấn, phát hành.

NHỮNG ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN LÀM TRONG QUAN HỆ VỚI

GIỚI TRUYỀN THÔNG

Những việc nên làm

* Hãy cho biết sự thật – PHẢI LUÔN GHI NHỚ.
* Hãy trung thực và chính xác. Sự tín nhiệm và uy tín của bạn phụ thuộc vào điều này.
* Hãy biết thừa nhận nếu bạn không có câu trả lời. Hãy hẹn trả lời và làm ngay khi có thể.
* Sửa lỗi ngay lập tức. Nói rằng bạn chưa có câu trả lời đầy đủ và bạn muốn làm rõ sự nhầm lẫn.
* Tránh sử dụng biệt ngữ. Hãy nói bằng ngôn ngữ bình thường.
* Hãy biết rằng mọi điều bạn nói sẽ được ghi lại.
* Hãy cởi mở tối đa với giới truyền thông.
* Hãy gọi điện thoại cho các phóng viên nếu câu chuyện có vẻ không chính xác. Hãy lịch sự chỉ ra những điều không đúng và chứng minh điều đó.
* Hãy lưu giữ một danh sách các công việc đã hoàn thành. Cập nhật danh sách thường xuyên. Có nhiều việc xảy ra nhanh đến nỗi bạn có thể quên mất những việc mà bạn, quan chức chính phủ, và bộ hoặc chính phủ của bạn đã đạt được.
* Hãy luôn nhớ phải gọi điện thoại trả lời hoặc có người trợ lý để làm việc đó đúng hạn với các phóng viên nhằm đảm bảo thời hạn đưa tin.
* Cố gắng cung cấp những thông tin mà các phóng viên cần ngay cả khi điều đó đòi hỏi bạn phải bỏ thêm công sức như ở lại cơ quan làm việc hoặc phải đi giao tài liệu.
* Hãy có thái độ hài hước.
Cựu phát ngôn viên của Phó Tổng thống David Beckwith nói: “Sự bực tức hầu như là bệnh nghề nghiệp. Trừ khi bạn có thái độ hài hước, nếu không đó sẽ thực sự là một công việc khó khăn”.
Những việc không nên làm
* Không nói dối – KHÔNG BAO GIỜ.
* Không nói “Không bình luận” – KHÔNG BAO GIỜ.
* Không mượn chuyện người khác, không dự đoán và không phỏng đoán. Các phóng viên giỏi sẽ kiểm tra thực tế. Nếu bạn nói không đúng, uy tín của bạn sẽ bị tổn hại.
* Đừng cố đưa ra lời bình luận “đây là tiết lộ riêng” sau khi bạn đã nói ra điều đó.
* Không được thiếu trách nhiệm trong việc trả lời.
* Đừng đưa tin cho đến khi bạn có trong tay những thông tin đầy đủ. Đừng ra tuyên bố trước khi bạn đã chuẩn bị một thông cáo báo chí và trang thông tin dữ liệu sự việc. Nếu bạn đã có sẵn tài liệu trước khi họp báo, sau khi đưa ra tuyên bố bạn có thể dành thời gian giải thích thêm cho báo giới.

 KHI CÓ SAI SÓT HOẶC TIN TỨC XẤUKhắc phục sai sót

Nếu bạn được nghe kể sai về một vụ việc hoặc nếu được cung cấp thông tin sai, hãy hành động ngay lập tức. Hãy nói chuyện với các phóng viên. Đừng đưa ra những lời đe dọa. Hãy cung cấp số liệu và hy vọng rằng tất cả những điều bạn nói nhằm sửa chữa sai sót sẽ được ghi lại. Nếu bạn không gặp được phóng viên, hãy đến gặp trực tiếp biên tập viên của họ.

Bạn có thể yêu cầu rút lại bài viết hoặc hiệu chỉnh sai sót, và nhiều quan chức vẫn làm như vậy. Nhưng người khác có cảm giác đó chỉ là việc giữ lại thông tin sai trong bài viết bằng cách xới lại vấn đề mà thôi. Tuy nhiên, với Internet thì tin tức không chính xác có thể được truy cập mãi. Vì lý do này, việc yêu cầu sửa chữa sai sót thường là việc phải làm. Những gì bạn thực sự làm phụ thuộc vào chính sai sót và mức độ nghiêm trọng của nó. Nhưng ít nhất thì bạn cần liên lạc với người phóng viên và sửa lại những thông tin sai hoặc nội dung được tường thuật sai.

Xử lý tin tức xấu

* Không nói dối.
* Không bưng bít. Nếu bạn nói dối hoặc bưng bít, bạn sẽ mất tín nhiệm.
* Đừng lảng tránh các cuộc gọi của phóng viên
* Hãy thừa nhận vấn đề rắc rối.
* Hãy giải thích cách khắc phục vấn đề.

Một bình luận

  1. Cô nói là chuyển form thông cáo cho lớp nhưng chưa tấy admin cập nhập

Bình luận về bài viết này